Đường Mai Chí Thọ

Đường Mai Chí Thọ quận 2 Thông Tin 2024

Đường Mai Chí Thọ tuyến đường được mệnh danh là con đường Tơ Lụa của Tp, Thủ Đức – Tp, Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử được và được gọi tên như Đại lộ Đông Tây, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt, là tuyến đường huyết mạch kết nối miền đông và miền tây thành phố Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh Việt Nam.

Vậy Đại lộ đông Tây, Đường Mai Chí Thọ có tầm quan trọng, sức ảnh hưởng đến nền kinh tế của các khu đô thị lân cận An Phú , An Khánh, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi…

Cũng như các dự án Bất Động Sản được hưởng lợi ăn theo như thế nào? Xin mời anh chị, Quý khách hàng cùng tham khảo, tìm hiểu qua bài viết dưới đây được đội ngũ An Lộc Điền tổng hợp và chia sẻ. Trong quá trình tìm hiểu thu thập thông tin cũng không tránh khỏi những sai sót, mong được quý khách hàng thông cảm và góp ý về Email: anlocdiencorp@gmail.com.

Đường Mai Chí Thọ được ví như con đường tơ lụa mang lại lợi ích lớn lao cho kinh tế Tp Hồ Chí Minh

Hình ảnh Vị Trí đường Mai Chí Thọ trên bản đồ

Đại Lộ Mai Chí Thọ-Lợi ích Giao Thông Kết Nối

Đại Lộ Mai Chí Thọ – Đại lộ Võ Văn Kiệt tuyến đường huyết mạch giúp phát triển kinh tế và rút ngắn khoảng cách giao thông giữa các tỉnh miền Đông nam bộ,  các tỉnh Cao Nguyên & Miền Trung,  kết nối thông xuất các nền kinh tế miền tây nam bộ Việt Nam. Giảm ùn tắc một lượng lớn lưu lượng xe qua cầu Sài Gòn, Quốc Lộ 1 di chuyển vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh Miền Tây…

 Đại Lộ Mai Chí Thọ đoạn đi qua phường an Phú Quận 2

Hình ảnh thực tế đường Đại Lộ Mai Chí Thọ đoạn đi qua phường an Phú Quận 2

Nhờ tuyến đường Mai Chí Thọ hoàn thành đã giúp phát triển kinh tế nhanh chóng trong khu vực, các khu đô thị An Phú, An Khánh, Thảo Điền, Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng đông, bình Trưng Tây đã thay da đổi thịt hoàn toàn, tốc độ phát triển vượt bậc chỉ trong vài năm kể từ khi hoàn thành toàn tuyến đường ngày 20/11/2011.

Thông Tin Tổng Quan Đường Mai Chí Thọ 2024

Đường Mai Chí Thọ còn được gọi với cái tên Đại Lộ Đông Tây hay Đại Lộ Mai Chí Thọ Tuyến đường có chiều dài toàn tuyến khoảng 21,89 km- Chưa kể Hầm Thủ Thiêm dài 1,49 km. Vậy tuyến đường được đi qua các quận huyện nào của thành Phố Hồ Chí Minh, Tổng mức đầu tư, bao nhiêu làn xe, sức ảnh hưởng của Đại lộ Đông Tây đến các dự án Bất Động sản như thế nào?

Hướng đi tìm đường đi đến Mai Chí Thọ? Có những tuyến đường chính nào được kết nối, phát triển kinh tế của Thành Phố Thủ đức nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh Cũng như Miền Nam Việt Nam Nói chung…

Vị Trí Đại lộ Mai Chí Thọ -Võ Văn Kiệt

Đại lộ võ văn Kiệt, Đại Lộ đông Tây chạy dọc theo kênh từ Quốc lộ 1 huyện Bình Chánh đến ngã ba đường Yersin – Chương Dương gần cầu Calmette, quận 1; vượt sông Sài Gòn bằng hầm Thủ Thiêm và nối với xa lộ Hà Nội tại Ngã ba Cát Lái, Thủ ĐứcĐại lộ dài 21,89km đi qua địa bàn các quận 1, 5, 6, 8, Bình Tân, huyện Bình Chánh và quận 2 cũ nay thuộc thành phố Thủ Đức.

Hình ảnh các tuyến đường kết nối với Đường Mai Chí Thọ

Các tuyến đường kết nối với đại lộ Mai Chí Thọ

Hầm Dìm Thủ Thiêm

Trên tuyến đường có Hầm Hầm Thủ Thiêm đặc biệt nhất đông nam á dài 1,49km – rộng 33m chiều cao 9m, có sáu làn xe, mỗi bên ba làn cho cả ôtô và xe máy, chưa kể hai làn thoát hiểm. Phần thân hầm gồm 4 đốt mỗi đốt dài 93 m, và nặng 27.000 tấn, bề dày hơn 1,2 m được cấu tạo bởi bê tông cốt thép chống thấm. Tốc độ thiết kế đạt 60 km/giờ

Hầm Thủ Thiêm

Hầm sông Sài Gòn Hầm Thủ Thiêm

THÔNG SỐ TUYẾN ĐƯỜNG

Chiều dài toàn tuyến: 21,89 km.

Chiều dài tính riêng Hầm Thủ Thiêm: 1,49 km.

Chiều rộng mặt đường: 70 m (từ nút giao Quốc lộ 1 đến cầu Lò Gốm), 50 m (từ cầu Lò Gốm đến trước cửa Hầm Thủ Thiêm ở Quận 1) và 140 m (tuyến bên phía Thành phố Thủ Đức).

Thông số làn xe: 9-10 làn xe (tuyến bờ Tây sông Sài Gòn), 12 làn xe (phía Thành phố Thủ Đức).

Tổng mức đầu tư: hơn 13.400 tỷ đồng (tính đến năm 2010, do phải tăng vốn hơn 3.600 tỷ đồng để mở rộng thêm tại Thành phố Thủ Đức).

Dấu mốc: 31/1/2005 khởi công, ngày 2/9/2009 thông xe giai đoạn 1 (tuyến bờ Tây sông Sài Gòn), thông xe toàn tuyến vào ngày 20/11/2011, trùng ngày thông xe Hầm Thủ Thiêm.

Quá trình xây dựng

ky sư thiết kế hầm

Kỹ sư thiết kế dự án (hình ảnh minh họa)

Lập dự án; Các nghiên cứu khả thi của dự án được tiến hành từ năm 1997. Bản kế hoạch dự án được thành lập từ tháng 1 đến tháng 9 năm 1999 do SAPROF (Special Assistance for Project Formation) tư vấn. Ngày 5 tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc phê duyệt đầu tư Dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây Thành phố Hồ Chí Minh.

Dự án Đại lộ đông tây có tổng mức đầu tư là 9.864 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay nước ngoài là 6.394 tỷ đồng từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng ngân sách nhà nước 3.470 tỷ đồng.

Tháng 5 năm 2010, dự án phải tăng thêm vốn khoảng 3.600 tỷ đồng do thiết kế mở rộng thêm tại tuyến ở Quận 2 qua đó tổng mức đầu tư lên đến hơn 13.400 tỷ đồng.

Chính thức có tên mới

Ngày 21 tháng 4 năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 2030/QĐ-UBND đặt tên đường Võ Văn Kiệt cho đoạn đường từ bờ Tây sông Sài Gòn (Quận 1) đến Quốc lộ 1 (huyện Bình Chánh); các tên đường Bến Chương Dương và Hàm Tử bị xóa bỏ, riêng tên đường Trần Văn Kiểu được chuyển sang đặt cho đường số 11 thuộc khu dân cư Bình Phú, Quận 6.
Ngày 8 tháng 8 năm 2012, theo Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, đoạn đường từ hầm sông Sài Gòn phía Quận 2 đến nút giao Cát Lái được đặt tên là đường Mai Chí Thọ.

Nút Giao Thông Mai Chí Thọ – Cao Tốc Hồ Chí Minh Dầu Giây nút giao quan trọng chính thức được khỏi khởi công

xem chi tết về Nút giao An Phú; https://anlocdienvn.com/nut-giao-an-phu.html

Đại Lộ Võ Văn Kiệt

Dự án Bất Động Sản tăng giá nhờ Đại Lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ

   

    Nhận Báo Giá và Khuyến Mãi chi tiết từ chủ đầu tư

    MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠI LỘ MAI CHÍ THỌ QUẬN 2?

    Đường Mai Chí Thọ được hoàn thành vào năm nào?

    Đường Mai Chí Thọ hoàn thành vào 20/11/2011 thông xe toàn tuyến và Hầm Thủ Thiêm cũng hoàn thành vào ngày này

    Những điểm lợi ích mà Đại Lộ đem lại khi hoàn thành?

    Giảm tải lưu lượng xe vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh qua đường Xa lộ Hà Nội , cầu Sài Gòn, Quốc Lộ 1 và rút gắn khoảng cách di chuyển từ các tỉnh phía bắc, Miền Đông, Tây Nguyên về các tỉnh miền Tây, tăng giá bất động sản lân cận…

    5/5 - (5 bình chọn)